Quy tắc 80 20, hay còn gọi là Nguyên lý Pareto có nguồn gốc từ nhà kinh tế học người Ý Vilfredo Pareto. Câu này mình nhờ Chat GPT viết ra chứ thật mình cũng không biết ông này là ai. Cơ mà đọc qua cũng thấy uy tín và được rất nhiều anh chị tiền bối nhắc đến. Và khi tìm hiểu sâu mình thấy nó giúp mình tiết kiệm rất nhiều thời gian. Cùng tìm hiểu nhé!
Đầu tiên: Nguyên tắc 80 20 là gì?
Quy tắc 80 20 thì hiểu một cách đơn giản là 20% việc quan trọng chúng ta làm sẽ tạo ra 80% kết quả. Thực tế thì 20% người giàu nhất tại Hoa Kỳ thì có lượng tài sản chiếm 80% tổng dân số Mỹ.
Nếu bình thường bạn dành 10 tiếng mỗi ngày để ôn thi môn Thực Vật Dược. Sau 5 ngày bạn được 10 điểm thì thời gian mỗi ngày sẽ phân bố như sau:
👉 2 tiếng ôn thi giúp bạn học được kiến thức dễ - trung bình trong 80% đề.
👉 8 tiếng ôn thi còn lại bạn học được nội dung của 20% câu hỏi khó.
👉 Ngoài ra để được 10 điểm thực vật thì cần thêm 60 phút thi được ông bà gánh còng lưng nữa :))
Một điểm mình thấy rất đúng ở quy tắc 80 20 là khoảng 80% kiến thức ở Đại học sẽ hầu như vô dụng sau này. Chúng ta đã dành bao nhiêu thời gian để học về thực vật, dược liệu, hóa lý? Bao nhiêu trong các số trình dược viên cần những kiến thức này?
Trong quy tắc 80 20: Bạn không thể chỉ làm 20%
Quay lại câu chuyện cũ, giả sử mỗi ngày bạn dành 10 tiếng học thì sẽ được 10 điểm Thực vật Dược. Vậy nếu chỉ học 2 tiếng/ngày thôi thì có được 8 điểm không?
Nghe có vẻ là hợp lý với quy tắc 80 20 nhưng sự thật thì... HOÀN TOÀN KHÔNG! Ơ, tại sao?
Câu trả lời đơn giản nằm ở 3 từ "Thiếu hiểu biết". Bạn có chắc chắn những slide nào sẽ xuất hiện trong đề thi để tập trung chỉ học trong 2 tiếng đó không? Và thậm chí cho dù biết thì bạn đã có phương pháp ghi nhớ đủ tốt để không quên kiến thức chưa? Nếu quên thì bạn sẽ phải học đi học lại nhiều lần hơn, right?
Vì vậy quy tắc 80 20 luôn xảy ra, bạn không thể bỏ đi 80% thời gian kém hiệu quả kia được. Không ai sinh ra là đủ hiểu biết, tinh tường đến mức có thể xác định đâu là 20% việc cần tập trung nhất. Nếu không có những lần làm kém hiệu quả bạn sẽ không biết hiệu quả là gì!
Biết được quy tắc 80 20 vẫn lãng phí thời gian thế sao?
Tuy không thể bỏ hoàn toàn 80% thời gian làm việc kém hiệu quả, nhưng bạn có thể sử dụng thời gian đó thông minh hơn. Hãy tạo nên những công cụ có thể phục vụ cho bạn nhiều hơn 1 lần. Từ đó rút ngắn thời gian hoàn thành các công việc tương tự ở tương lai.
Ví dụ thay vì dành ra 80% chỉ để học phần nội dung khó nhất trong Slide, bạn có thể dành thời gian để:
👉 Xây dựng mối quan hệ với 1 anh chị học giỏi để hỏi thăm chương nào thường ra trong đề thi. Như vậy thì sẽ không chỉ riêng môn thực vật, bạn sẽ có review của nhiều môn học khác. Thậm chí là gia tăng cơ hội việc làm trong tương lai.
👉 Học kỹ năng ghi nhớ để ôn luyện nhanh nhất.
👉 Học kỹ năng tra cứu tài liệu để khi có vấn đề gì không hiểu thì tự tra cứu nhanh chóng. Kỹ năng này có thể áp dụng cho tất cả các môn học và thậm chí là sau khi ra trường.
👉 Tìm hiểu liệu môn học này sau khi ra trường ứng dụng được gì? Từ đó biết lựa chọn những nội dung học "thực tế" và khả năng cao là sau này có thể sử dụng hơn.
Nếu bạn cần tài liệu thì Xị Zital gửi tặng bạn kho tài liệu học Dược mà mình tổng hợp được đủ 5 năm. Hy vọng sẽ tiết kiệm được thời gian cho tất cả mọi người.
Nguyên tắc 80 20 trong quản lý thời gian học tập
Từ ngày học (trên lớp) đến ngày thi có thể cách nhau ít nhất là 2 tuần. Tuy nhiên theo đường cong quên lãng Hermann Ebbinghaus thì chỉ sau 1 ngày chúng ta đã delete khỏi não 50% kiến thức học được trong ngày rồi. Con số này lên đến 80% khi kết thúc tuần đầu tiên mà chưa ôn tập gì cả!
Đường cong quên lãng Hermann Ebbinghaus là gì?
Nếu bạn chưa biết về Hermann Ebbinghaus cũng như độ uy tín của nhà tâm lý học này thì lên GPT gõ nha. Mình sẽ không nói quá nhiều về vấn đề này để tránh lạc đề. Mình lần đầu biết khái niệm này qua quyển Phương Pháp Ghi Nhớ Đỉnh Cao của Phan Thanh Dũng.
Mình cũng rất highly recommend mọi người, đặc biệt là sinh viên Y Dược nên có 1 quyển này ở nhà. Mình để link sách ngay bên dưới nha:
👉 Nếu bạn thích đọc sách giấy bản gốc đẹp thì mua (Giá khoảng 300k): Ở đây.
👉 Nếu bạn muốn tiếp kiệm và thích đọc Ebook thì mình cũng đã săn file PDF cho các bạn: Tại đây.
Ứng dụng đường cong quên lãng
Giả sử bạn học 100 thuộc thông tin 100 cây Dược liệu (hoặc một chương kiến thức nào đó) mất 10 tiếng. Nếu bạn để đến 1 tuần sau mới ôn thì 80% kiến thức đã bị quên mất. Nếu may mắn lượng thông tin này chỉ ở mức dễ. Khi đó bạn chỉ cần dành khoảng 2 tiếng để học lại chúng.
Nhưng đời không như là mơ! Theo logic thì thứ gì càng phức tạp thì não chúng ta càng "từ chối hiểu" và mau quên hơn. Vì vậy thời gian dò lại có thể khiến bạn mất lên đến 6 tiếng.
Thay vào đó, bạn có thể dùng 4 tiếng để nghiên cứu về đường cong trí nhớ. Bạn sẽ mất:
👉 30 phút ôn tập cuối ngày.
👉 30 phút ôn tập sau 1 ngày.
👉 Khoảng hơn 1 tiếng ôn tập sau 1 tuần.
Kết quả là mặc dù vẫn đúng theo nguyên tắc 80 20 nhưng bạn lại có thêm 1 kỹ năng mới là vận dụng đường cong quên lãng. Những môn học sau chắn chắn sẽ rút ngắn được thời gian hơn rất nhiều! Vậy hành động nghiên cứu về đường cong quên lãng sẽ tạo ra 20% giá trị cho lần thi này. Nhưng nếu nhìn xa hơn thì nó sẽ tạo ra 80% giá trị cho những lần thi sau.
Dành cho sinh viên Dược Khoa X
Đây là những gì mà mình tích lũy được khi học đại học mà vẫn còn sử dụng được cho đến tận bây giờ. Các bạn có thể tham khảo để lựa chọn những thứ nên tập trung theo quy tắc 80 20. Từ đó tiết kiệm thời gian cho những mục tiêu dài hạn khác:
👉 Network với các Dược sĩ khác.
👉 Kỹ năng tra cứu tài liệu tiếng Anh.
👉 Kỹ năng tra cứu thông tin thuốc.
👉 Nhớ tên thuốc, biết nó nằm ở nhóm thuốc gì, điều trị bệnh gì, cơ chế tác động chung ra sao?
👉 Kho tài liệu Dược 5 năm để khi cần tra cứu lại thì lật ra đọc.
👉 Kỹ năng sử dụng google sheet để quản lý công việc.
👉 Kỹ năng sắp xếp thời gian.
👉 Kỹ thuật tăng cường tập trung.
👉 Tinh thần học tập liên tục.
👉 Kỹ năng thuyết trình.
Chà! Ngẫm lại thì hầu hết đều KHÔNG PHẢI LÀ KIẾN THỨC. Maybe là vì mọi người ngoài xã hội cũng giống như sinh viên vậy, không ai thích nghe giảng lý thuyết cả.
Hầu hết các kỹ năng SINH TỒN ở trường đời đều thực tế. Chúng là hành động mang lại giá trị hoặc thái độ, trách nhiệm của bạn khi làm việc. Hãy chuẩn bị những điều này sớm có thêm lợi thế cạnh tranh trong thời buổi việc làm khắc nghiệt như hiện tại!
Trên đây là một số bàn luận của Xị Zital về quy tắc 80 20 áp dụng trong chuyện học & làm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và nâng cao năng suất hơn.