Khi bạn không biết đam mê của mình là gì thì đây là bài viết dành cho bạn. Mình cũng đã từng như vậy và có một vài điều khiến mình thay đổi. Giờ là lúc mình share lại những điều mình biết cho những người cần nó.
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO SỰ KHÔNG CÓ ĐỊNH HƯỚNG!
RỒI MÀY ĐỊNH LÀM GÌ TIẾP THEO!
Câu hỏi của đứa bạn thời sinh viên làm mình chợt tỉnh! “Thì có sao đâu!
"Tao thấy việc làm thêm freelance này này vẫn kiếm tiền ngon mà. Lại còn được làm ở nhà sướng thấy bà! Từ từ ra trường rồi tính, giờ có muốn làm thì cũng có công ty nào nhận chính thức đâu. Làm intern thì chẳng phải lương còn bèo hơn tao kiếm bây giờ à?”
Đó là những chữ từ miệng mình thốt ra. Tuy nhiên, mình biết rõ tận sâu trong lòng mình, câu trả lời thật sự chính là: “Tao... cũng không biết sẽ làm gì tiếp theo nữa!”. Mình chỉ làm việc vì "tiền" và cũng không biết đam mê của mình là gì!
Và hậu quả cho sự mất định hướng đó là...
Mình THẤT NGHIỆP TRONG NỮA NĂM sau khi tốt nghiệp.
Tại sao hả? Đơn giản là vì không ai muốn một ứng viên không có một tí kỹ năng nào liên quan đến công việc đang tuyển cả. (Lúc đó mình apply trình dược viên cho các công ty Đa quốc gia).
Điều đáng buồn hơn là mình vẫn liên tục tìm lý do để bào chữa cho những lần phỏng vấn rớt đó. Là do họ, không phải mình! Rõ ràng mình đã...
Nói đến đây thôi chắc bạn cũng hình dung được tình cảnh của mình lúc đó. Và mình biết có khi cái giá cho sự thiếu định hướng còn kinh khủng hơn vậy nhiều!
KHÔNG BIẾT ĐAM MÊ CỦA MÌNH LÀ GÌ CẢ?
Đối với mình thì đam mê là một cái “bẫy ☠️ người”.Theo tiến sĩ Chat GPT: “Đam mê là một cảm xúc mạnh mẽ khiến bạn cảm thấy yêu thích và muốn dành nhiều thời gian, năng lượng để làm. Đó là sự thôi thúc tự nhiên, mang lại niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống, ngay cả khi không có phần thưởng là tiền hay áp lực từ bên ngoài”.
Bây giờ hãy giữ lại những chữ tô đậm và gạch chân lượt bỏ đi những từ khác bạn sẽ thấy định nghĩa đam mê :)) Bạn có thấy mấy đứa đi làm vì đam mê nó đâu cần tiền đâu :))
Cũng có một phần đúng đấy! Đam mê đôi khi không giúp bạn kiếm ra được thu nhập. Chẳng hạn như nếu bạn mê gái thì ngược lại còn tốn tiền nhiều hơn :))) Đùa thôi (nhưng mà thật sự là vậy).
ĐAM MÊ NUÔI SỐNG TA HAY TA NUÔI SỐNG ĐAM MÊ?
Không ai thích làm những điều họ không giỏi hoặc không thể nuôi sống họ. Vì vậy, nếu bạn quá THÍCH làm một điều gì đó thì hãy cố gắng làm chúng GIỎI đến mức có thể NUÔI SỐNG ĐƯỢC BẠN.
Phần lớn người trẻ đều phải nỗ lực nuôi sống đam mê trước khi nó đủ sức nuôi ngược lại chúng ta.
Đam mê sẽ chết nếu bạn bỏ cuộc hoặc đơn giản là vì xã hội này không CẦN đến đam mê của bạn. Ví dụ: Đam mê ngủ thì không ai cần (haha).
Đọc thêm: Quy Tắc 80 20 Áp Dụng Trong Việc Học Và Làm
Giờ hãy đọc lại đoạn phía trên và nghiền ngẫm. Bạn có để ý 4 vị trí mà mình viết in hoa không? Đó chính là 4 yếu tố trong triết lý IKIGAI của người Nhật. Theo đó, một công việc sẽ hoàn hảo dành cho bạn nếu nó khi hội tụ đủ tất cả. Trong bài viết này chúng ta sẽ phân tích 2 yếu tố đầu tiên là:
Yếu tố đầu tiên: Bạn THÍCH điều đó
Ronaldo thích đá bóng, Sơn Tùng MTP thích hát, Elon Musk thích kiếm tiền, mình thích Digital Marketing ^^ Khi làm việc mình thích thì SƯỚNG lắm. Tuy nhiên điều kiện tối thiểu là nó phải kiếm ra đủ tiền nuôi sống bạn.
Đôi khi chúng ta thích rất nhiều thứ nhưng chả liên quan gì đến công việc. Thật ra là có nhưng vì chúng ta chưa phân tích đủ sâu. Ví dụ: Mình thích nghe nhạc và hát luyến loáy theo giai điệu. Nghe có vẻ không liên quan đến chuyên môn Digital Marketing lắm nhỉ? Thực tế thì RẤT HỮU ÍCH đấy!
Khả năng cảm âm tốt giúp mình lựa chọn nhạc nền khi Edit video nhạy bén hơn, truyền tải cảm xúc đến người xem tốt hơn! Thói quen hát luyến loáy cũng thể hiện mình là một người thích sáng tạo ra giai điệu mới. Mà bạn biết rồi đấy! Sáng tạo là một yếu tố rất quan trọng khi làm content. Mà content thì lại hỗ trợ rất nhiều cho Digital marketing!
Thử quan sát những sở thích của mình thật kỹ xem chúng có liên quan gì đến chuyên ngành của bạn. Nếu không có ý tưởng ... hãy hỏi Chat GPT! Việc gì phải ngại áp dụng công nghệ để phát triển bản thân ^^
Yếu tố 2: Bạn GIỎI điều đó
Chúng ta thường có xu hướng ghét những môn mình có điểm thấp. Right?
Phải hơn 50% sinh viên Dược (khối B) lựa chọn học chuyên ngành này vì “dốt lý”. Và xác xuất cao Lý sẽ không phải là đam mê của sinh viên Dược.
Vậy làm sao để biết bạn giỏi việc nào đó hay không? 👉️ Làm thử hết sức mình và xem phản hồi của mọi người xung quanh.
Làm sao để biết nên thử điều gì? 👉️ Đừng lựa chọn, hãy thử hết những điều mới mẻ đối xung quanh bạn. Nếu bạn muốn thử kỹ năng giao tiếp, hãy bắt đầu chọn một người mà bạn dễ nói chuyện. Nếu bạn muốn thử kỹ năng thuyết trình, hãy xung phong làm nhóm trưởng trong các buổi báo cáo nhóm.
Nhưng nếu tôi không dám thì làm sao? 👉️Bạn có muốn giỏi hơn hay lúc nào cũng than thở rằng "không biết đam mê của mình là gì?".
BÍ MẬT QUAN TRỌNG - ĐAM MÊ LÀ THỨ CHÚNG TA TẠO ĐƯỢC
Dưới đây là 4 vòng tròn mô tả cho 4 đặc điểm của IKIGAI. Bạn có thể thấy sự giao thoa giữa điều bạn thích (WHAT YOU LOVE) và điều bạn giỏi (WHAT YOU GOOD AT) chính là đam mê (PASSION).
Hầu hết những bạn không biết đam mê của mình là gì thật ra là do chưa tìm thấy điều họ thích và/hoặc điều họ giỏi. Vậy nếu chưa tìm được thì sao?
Thì có sao đâu? Hãy cố gắng làm giỏi những điều bạn đang làm. Đến khi bạn thành thạo và đủ GIỎI để mọi người công nhận thì bạn chắc chắn sẽ thích điều đó. Đam mê theo hướng này được hình thành từ sự nỗ lực. Hay nói cách khác chẳng phải đam mê là thứ có thể tạo ra được hay sao?
Nhưng mà tôi cần tiền!
Trong một số trường hợp đặc biệt, tiền chính là mục tiêu sống còn. Mình đã trải qua cảm giác này trong suốt thời đại học. Để TỒN TẠI được bắt buộc bạn phải dành thời gian vào thứ giúp bạn làm ra tiền (WHAT YOU CAN BE PAID FOR).
Vấn đề rất lớn đối với trường hợp này chính ngoài việc suy nghĩ về tiền và nợ thì bạn sẽ không có tâm trí để phát triển bản thân. Sau một thời gian dài làm việc cực khổ, tiền bạn cũng đã tiêu hết, thứ bạn còn lại duy nhất là... gì mình cũng không biết. Còn kinh nghiệm làm việc thật sự cho một chuyên ngành nào đó thì hầu như không.
Lúc này phản xạ tự nhiên của chúng ta sẽ là muốn nhận nhiều việc hơn để có nhiều đầu lương. Lâu dần bạn sẽ trở thành phiên bản thứ 2 của mình lúc vừa tốt nghiệp đại học. Không kỹ năng, không mối quan hệ và THẤT NGHIỆP!
Nếu bạn cũng có những trải nghiệm như vậy, có lẽ mình phải cần nhiều thời gian hơn để tâm sự. Follow Fanpage Xị Zital và inbox cho mình tại đây, mình có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm để giúp bạn thoát khỏi vòng lẩn quẩn này!
Trên đây là một số điều mình chiêm nghiệm được để vượt qua trạng thái không biết đam mê của mình là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những góc nhìn mới thú vị. Mình là Xị Zital - Dược sĩ đang leo rank Digital Marketing.